Phân loại Họ_Chùm_ớt

Trong các phân tích phát sinh chủng loài phân tử, Bignoniaceae có độ hỗ trợ tự khởi động yếu đáng ngạc nhiên, dựa theo sự cố kết hình thái của nó. Tông Jacarandeae (Digomphia và Jacaranda) là nhóm chị-em với phần còn lại của họ, được biết đến như là Bignoniaceae phần lõi. Bignoniaceae phần lõi được hỗ trợ mạnh trong mọi phân tích phát sinh chủng loài phân tử, nhưng không có đặc trưng cùng có hình thái nào đã biết[1].

Trong phân loại học gần đây người ta không chia họ Bignoniaceae thành các phân họ, nhưng năm 2004 thì Fischer et al. đã chia họ này ra thành 7 tông: Tourrettieae, Eccremocarpeae, Tecomeae (sensu lato), Bignonieae, Oroxyleae, Crescentieae và Coleeae[2].

Kể từ đó Tourrettieae và Eccremocarpeae đã được hợp nhất dưới tên gọi Tourrettieae[1]. Tecomeae sensu lato được chứng minh là đa ngành, bao gồm các nhóm sau: Astianthus, Jacarandeae, Argylia, Delostoma, Perianthomega, Catalpeae, Tecomeae sensu stricto, và toàn bộ Crescentiina – ngoại trừ những chi nào được xếp trong Crescentieae hay Coleeae. Tất cả các nhóm này là đơn ngành – ngoại trừ Crescentiina pro parte. Crescentiina tổng thể là đơn ngành và nó là một tên gọi không có bậc phân loại xác định[3].

Crescentiina bao gồm hai nhánh được hỗ trợ mạnh, với tên gọi không chính thức là liên minh Tabebuia (Tabebuia alliance) và nhánh Cổ nhiệt đới (Paleotropical clade). Tông Crescentieae được nhập vào trong liên minh Tabebuia và có thể được mở rộng để bao gồm cả Spirotecoma[4].

Coleeae sensu Fischer et al. (2004) là đa ngành do việc gộp vào của Kigelia, và nó là lồng ghép trong phạm vi nhánh Cổ nhiệt đới[5].

Perianthomega đã được chuyển từ Tecomeae sensu stricto sang Bignonieae, trong đó nó là chị-em với phần còn lại của tông này[6].

Vì thế, Bignoniaceae có thể được chia ra thành 10 nhóm đơn ngành (xem Các chi trên đây).